25 thg 11, 2014

Bánh ít nhân dừa

Bánh ít nhân dửa dẻo thơm mùi lá chuối, nhân bên trong là dừa và lạc bùi làm thành món quà dân dã mà ngon miệng đem tặng người thân.


Nguyên liệu: làm được 10 chiếc bánh như trong hình

- Phần vỏ: 250g bột gạo nếp, muối, đường, nước sôi nóng
- Phần nhân: 110g đường cát trắng, 150ml nước lọc, 150g dừa nạo, 1/2 bát con lạc rang giã thô, muối, 1 thìa canh bột năng
- Lá chuối, xửng hấp.
Cách làm:
Bước 1:
- Phần vỏ: trộn bột gạo nếp, nửa thìa nhỏ muối, hai thìa canh đường, đổ từ từ nước sôi, vừa đổ vừa dùng muôi khuấy nhẹ, đến khi hỗn hợp bột mềm, dẻo thì dùng tay nhồi đều khoảng 5 phút, hỗn hợp bột lúc này ấn nhẹ vào không bị dính tay. Dùng màng thực phẩm bọc kín, ủ khoảng 1 tiếng để bột nở.
Bánh ít nhân dừa
Bước 2:
- Lạc rang chín, giã thô.
- Cho 110g đường và 150ml nước lọc vào chảo sâu lòng, đun sôi.
Bánh ít nhân dừa
Bước 3:
- Đun đến khi phần đường chuyển màu caramen thì nhanh tay cho dừa nạo vào đảo cùng, đun tiếp thêm khoảng 5 - 10 phút đến khi phần đường khô và phần dừa dẻo thì tắt bếp.
Bánh ít nhân dừa
Bước 4:
- Thêm lạc rang, bột năng và một ít muối vào đảo đều, để nguội và dùng tay vo tròn.
Bánh ít nhân dừa
Bước 5:
- Lá chuối rửa sạch, để ráo.
- Cắt lá chuối thành từng miếng hình chữ nhật có kích thước 25x15 cm.
Bánh ít nhân dừa
Bước 6:
- Xếp lên bên trên thêm một lá chuối nữa, dùng ngón tay trỏ đặt giữa tâm và gấp mép góc từ trái qua phải, cuộn lại thành hình cái phễu.
Bánh ít nhân dừa
Bước 7:
- Phần vỏ ở bước 1 sau khi ủ, ngắt bột thành những viên nhỏ đủ để bọc viên nhân, ấn dẹp ra, cho nhân dừa vào giữa, vo tròn cho kín.
Bánh ít nhân dừa
Bước 8:
- Cho viên bột đã bọc nhân vào lá chuối đã xếp, gấp mép đáy cho kín, làm cho hết những phần còn lại.
Bánh ít nhân dừa
Bước 9:
- Xửng hấp đun sôi, xếp bánh ít vào nồi, đậy kín nắp, hấp bánh từ 20 đến 25 phút, bánh chín, lấy ra dùng nóng hay nguội đều ngon.
Bánh ít nhân dừa

Bánh chuối hấp ngon lạ miền Nam

Vị béo ngậy nước cốt dừa cùng những hạt mè vàng thơm kết hợp với bánh chuối hấp ngon ngọt đem lại cho những ai đã từng thưởng thức món bánh này sự hấp dẫn thú vị khó quên.
Bánh chuối hấp ngon lạ miền Nam
Nguyên liệu:
-  200g bột năng
-  800g chuối sứ chín
-  200g dừa nạo
-  100g đường (50g đường vàng, 50g đường trắng)
-  1/4 thìa cà phê muối
-  1 ống vani
-  20g mè (vừng) trắng.

24 thg 11, 2014

Vịt lộn xào me

Vịt lộn xào me

Nguyên liệu:

  • Trứng vịt lộn - 6 quả
  • Me chua - 50g
  • Bột chiên xù - Vừa đủ
  • Rau răm - vừa đủ
  • lạc rang chín, giã dập - vừa đủ
  • Gia vị khác : tương ớt, tỏi dầu,đường, mắm, mì chính - vừa đủ

Hướng dẫn:
- Trứng vịt lộn sau khi rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với một chút muối thì vớt ra thau nước sạch ngâm cho nguội. Sau đó bóc vỏ và để ráo nước.
- Chờ trứng ráo thì lấy 1/2 chén bột chiên xù, lăn trứng nhanh qua bột rồi chiên trứng qua dầu, bật lửa lớn để trứng không bị cứng, và chiên thật nhanh để trứng chỉ vừa kịp rám lớp da bên ngoài. Trứng chiên bột sẽ giữ cho nguyên quả chắc đều, không bị rơi lòng đỏ 1 nơi, con vịt một nơi đồng thời khi xào me thì bột chiên sẽ hòa luôn vào sốt me, không cần phải nêm thêm bột vào sốt. Trứng chiên xong cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu để khi ăn đỡ ngán.
- Me chua bóc vỏ bỏ vào bát, rót nước sôi vào, đợi 10 phút cho ra thịt me thì dằm lấy nước me chua, lọc me qua lưới loc, bỏ bã.
- Bắc chảo lên bếp phi tỏi. Đến khi tỏi vàng cho tiếp tương ớt , khuấy đều để tương ớt hòa quyện, ra màu đỏ đẹp.
- Rót nước me vào chảo sau đó nêm thêm 1 thìa đường, 2 thìa mắm. Đợi nước me sôi thì cho trứng vịt lộn vào, nhẹ tay trở qua trở lại để trứng ngấm gia vị đến khi nước me sệt keo lại thì tắt bếp.
- Bày ra đĩa rồi rải lạc đã giã dập lên và cùng thưởng thức Vịt lộn xào me nhé!

Sườn xào chua ngọt

Sườn mềm, róc xương nhưng vẫn còn cảm thấy vị ngọt của thớ thịt chứ không bị bã hay bở, dậy mùi thơm của hành tỏi, chua nhẹ của dấm. Nước sốt bóng đẹp bao ngoài miếng sườn, vị chua mặn ngọt vừa ăn, cắn miếng thịt thấy đậm đà từ tận bên trong ;)

Các bước thực hiện

    (1) Sườn chặt miếng, cho vào nồi nước lạnh, pha thêm 1 tablespoon muối.
(2) Đun lửa to, đợi nước sôi. Sau khi nước sôi khoảng 2-3 phút thì đổ sườn ra rổ rửa lại cho sạch bọt và vụn thịt.
(3) Trong lúc đợi luộc sườn thì băm nhỏ hành tỏi.
(4) Sườn sau khi rửa sạch mang đi ướp với 2 tablespoons xì dầu và ½ chỗ tỏi, hành băm nhỏ để khoảng 30-40 phút.


(5) Cho sườn vào nồi hoặc chảo, đổ nước vừa ngập sườn. Đợi nước sôi thì hạ lửa vừa, đun đến khi nước cạn còn khoảng ½ bát ăn cơm (quy trình này mất độ 20 phút). Gắp sườn ra đĩa, giữ lại nước luộc sườn.

Sweet & sour pork ribs

(6) Đun nóng 2 tablespoons dầu trong một cái chảo sạch (tốt nhất là chống dính, để rán sườn). Đợi dầu sôi thì cho ½ chỗ hành tỏi băm vào phi thơm. Khi hành tỏi thơm và chuyển sang màu nâu vàng thì chắt lấy dầu, bỏ hành tỏi đi (để khi rán sườn hành tỏi không bị cháy đen & bám vào sườn).
(7) Cho sườn vào chảo rán bằng dầu vừa phi hành tỏi. Để lửa vừa, rán sườn xém cạnh (sườn đã chín rồi nên không cần rán lâu, chỉ cần rán cho sườn săn lại, vàng và hơi xém cạnh là uki ;) )
Sweet & sour pork ribs

(8) Pha nước sốt chua ngọt:
Dùng chỗ nước luộc sườn còn sót lại. Pha nước này với 2 tablespoons nước lã, 4 tablespoons dấm, 3 tablespoons nước ép táo & đường tùy khẩu vị. Ngoài ra có thể cho thêm xì dầu hoặc bột canh nếu cảm thấy sườn chưa đủ mặn.
Sweet & sour pork ribs

(9) Xếp sườn vào chảo. Đổ nước sốt chua ngọt. Đun lửa vừa, thi thoảng đảo đều sườn cho sườn ngấm sốt. Đun đến khi nước sốt cạn còn hơi sền sệt, quyện dính vào sườn là đạt.
Sweet & sour pork ribs


Chúc các bạn ngon miệng ;)
Bài viết gốc được đăng tại : http://savourydays.wordpress.com/2011/05/17/suon-xao-chua-ngot/

Sweet & sour pork ribs

23 thg 11, 2014

Đậm đà bún cá Châu Đốc

Thịt cá mềm ngọt, nước lèo có màu vàng đặc trưng của nghệ cùng hương vị đậm đà đem là những nét đặc trưng riêng của bát bún cá Châu Đốc.Xét về nguồn gốc, bún cá không phải là món ăn của người Việt mà du nhập từ Campuchia. Trải qua thời gian cũng như sự biến tấu trong thành phần, hương vị, ngày nay bún cá trở thành món ăn thân quen trong từng con đường ở miền Tây. Có thể kể ra đây nhiều thương hiệu như: Bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bún cá Long Xuyên, bún cá Châu Đốc...

Những hàng bán món ăn này thường đơn giản với một chiếc tủ kính chất đầy các thành phần của món ăn, một nồi nước lèo cũng đôi ba chiếc bàn nhỏ. Ảnh: Khánh Hòa.
Trong những thương hiệu kể trên thì bún cá Châu Đốc nổi tiếng hơn cả vì món ăn giữ được gần như trọn vẹn hương vị nguyên sơ của bún cá. Thành phần món ăn đơn giản với cá lóc, nước lèo và bún tươi, nhưng sự hấp dẫn của món ăn đến từ màu sắc và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nước lèo chính là thành phần tôn nhiều thời gian nhất trong việc chế biến món ăn này. Để nấu nước lèo, người dân ở đây thường sử dụng xương ống để ninh, vừa ninh vừa vớt bọt để nước dùng trong và có vị ngọt thì vớt xương ống ra.

Cá lóc đồng đã làm sạch, đầu cá được cắt rời nhưng vẫn giữ nguyên bộ lòng và vào luộc chín với một ít sả và củ nghệ đập dập. Khi ấy nước dùng sẽ có màu vàng đẹp mắt và không có mùi tanh của cá. Cá luộc chín vớt ra, khéo léo gỡ hết phần xương. Ướp phần thịt cá với một ít gia vị, cho lên chảo xào sơ qua với nghệ để thịt cá vừa săn lại, vừa có mùi thơm cùng màu vàng đẹp mắt.

Nước lèo được lắng cặn, chắt qua một nồi khác và đun sôi. Gia vị để nêm nếm gồm có mắm cá linh, mắm ruốc hòa tan và lược bỏ xác. Ngải bún, củ nghệ giã nát cho vào chén nước lèo hòa tan rồi lược bỏ xác. Cho cả hai hỗn hợp đó vào nồi nước lèo đang đun sôi, nêm lại gia vị đậm đà cùng hương thơm thoang thoảng đặc trưng của món ăn là được.

Bún tươi được chần qua nước sôi rồi cho vào bát, bên trên là vài lát cá vàng ươm, đôi ba lát thịt heo quay, nước lèo được chan ngập mặt cùng ít rau thơm. Rau diếp cá, húng quế, bắp chuối rau muống... là những loại rau không thể thiếu để ăn kèm bún cá. Ngoài ra, ăn bún cá Châu Đốc mùa nước nổi, bạn có được khuyến mãi thêm một ít bông điên điển ăn kèm lạ miệng. Bún cá Châu Đốc là món ăn lành tính, bạn có thể ăn vào bữa điểm tâm, bữa trưa hay chiều tối đều thích hợp và ngon miệng.

Khánh Hòa

Cá kèo trong ẩm thực của người miền Tây

Cá kèo nấu lá giang với vị chua thanh rất lạ miệng hấp dẫn người ăn. Cá kèo nướng lại quyến rũ thực khách vì hương vị thơm nức.Cá kèo thịt ngọt và thơm, nổi tiếng lành và sạch lại dễ chế ra nhiều món ngon, từ chiên, kho, cho tới nướng, lẩu…
Chế biến những món ăn từ cá kèo rất đơn giản, quan trọng là phải biết cách làm sạch lớp nhầy bên ngoài bề mặt da cá. Cá kèo sau khi mua về, cho vào rổ, dùng lá sả chà sát cá thật kỹ và rửa sạch lại bằng nước muối để loại hết chấy nhầy bên ngoài. Ngoài ra, bạn có thể cho cá vào túi lưới cùng một ít muối và chà thật kỹ, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Điều cần lưu ý là tránh làm vỡ mật và ruột, đây là hai phần béo và mát nhất của cá kèo, đem lại sự hấp dẫn cho người ăn.

Lẩu cá kèo là món ăn lành tính, bạn có thể thưởng thức món ăn này trong thời tiết lạnh hay nắng nóng đều ngon miệng. Ảnh: N.S.

Trong cái lạnh của Sài Gòn những ngày cuối năm, còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức nồi lẩu cá kèo lá giang bốc khói cùng bạn bè. Nước dùng nấu bằng xương lợn, hầm cho đến khi xương mềm, vớt bọt cho nước trong. Lá giang lựa lá non, nhặt và rửa sạch rồi vò nát để lá ra vị chua.

Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn rồi cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, sau đó đổ nước dùng vào, nấu sôi, nêm nếm gia vị rồi cho lá giang vào, gia giảm lá để độ chua vừa khẩu vị. Cá kèo sau khi làm sạch được cho vào nồi nước lẩu đang xôi, cho lá giang vào, nêm lại gia vị cho vừa ăn, nước lẩu có vị chua thanh nhưng hơi ngọt là được. Lẩu cá kèo lá giang được ăn kèm với bún tươi và các loại rau như:  rau muống, rau nhút, rau đắng, giá, hoa chuối...

Cá kèo nướng muối ớt chín vàng thơm nức rất hấp dẫn. Ảnh: Khánh Hòa.

Nếu thích món nướng, bạn có thể làm món cá kèo nướng muối ớt. Ướp cá kèo với muối ớt, để một lúc cho thấm. Dùng que tre nhỏ, xiên dọc theo chiều dài thân cá và nướng trên bếp than hồng. Cá kèo có lớp da mỏng nên rất dễ chín, vì vậy khi nướng bạn nhớ trở đều tay để tránh làm cháy cá, không ngon. Ăn cá kèo nướng không thể thiếu chén mắm me, vị ngọt của thịt cùng với vị chua của me làm món ăn thêm ngon miệng.

Chán món nướng, bạn có thể làm món cá kèo chiên cũng không kém phần hấp dẫn. Cá kèo sau khi làm sạch, ướp một ít bột nêm cho thấm rồi lăn qua bột chiên xù. Làm nóng dầu và cho cá vào chiên với lửa lớn. Cá chín vàng được vớt ra để trên đĩa có lót rau đắng và rau răm bên dưới. Cá chiên xù ăn kèm với mắm me là tròn vị.
Cá kèo kho tiêu là món ăn bình dị rất phổ biến ở miền Tây Nam bộ. Ảnh: Khánh Hòa.

Trong khi đó, món cá kèo kho tiêu ăn với cơm trắng lại được ưa chuộng vì hương vị đậm đà của nó. Kho cá kèo ngon là phải sử dụng nồi đất, ướp cá kèo với nước màu, đường, nước mắm ngon, hạt tiêu giã nhỏ, muối., dầu ăn... trộn đều và để trong khoảng mươi phút cho thấm gia vị. Đặt nồi lên bếp, khi nồi cá kho sôi, cho vào một ít nước lọc, để nhỏ lửa cho đến khi nước kho cá sánh lại, thấm đẫm vào trong từng thớ thịt cá, nêm lại ít tiêu, ớt và tắt bếp. Trong những ngày trời mưa hay thời tiết trở lạnh, bưng bát cơm nóng ăn kèm với cá kèo kho tiêu thì còn gì bằng. Từ thớ thịt cá săn chắc, béo ngậy thấm gia vị đậm đà lại cay nồng vị tiêu rất vừa ăn và ngon miệng.

Khánh Hòa

Về Châu Đốc thưởng thức gỏi lạ sầu đâu

Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.
Sầu đâu là loại cây hoang dã, mọc nhiều nhất ở Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, Bạc Liêu... Không như cây sầu đâu (sầu đông) phổ biến ở miền Trung, có hoa màu tím, lá độc không ăn được. Cây sầu đâu ở miền Tây có hoa màu trắng, lá có vị đắng, thường được người dân ở đây chế biến thành món gỏi sầu đâu ngon miệng.

Lá và hoa cây sầu đâu. Ảnh: K.L.

Hàng năm, vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 Âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời gian này, bạn có thể thấy từng bó lá và hoa sầu đâu được bán đầy trong chợ. Người dân thường mua lá và bông sầu đâu về, trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá sặt, thịt ba chỉ, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm... tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng ở vùng đất này.
Gỏi sầu đâu nổi tiếng của vùng Châu Đốc - An Giang. Ảnh: K.L.

Lá sầu đâu có vị đắng nên sau khi lặt những lá non, rửa sạch, người ta thường cho lá vào nồi chần với nước sôi cho bớt vị đắng. Các nguyên liệu khác được chế biến đơn giản, thịt ba chỉ luộc chín và thái sợi, tôm luộc chín bóc bỏ vỏ. Khô cá sặt nướng chín và xé nhỏ, xoài xanh gọt vỏ, thái sợi nhỏ, dưa leo rửa sạch, thái sợi.

Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, rưới đều nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt lên trên, trộn lại thật đều cho thấm gia vị là được. Gắp một miếng gỏi sầu đâu chấm và thưởng thức. Vị béo của thịt, ngọt của tôm, chua của xoài hòa lẫn vị hơi đắng của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác tạo nên một cảm giác lạ miệng và thơm ngon rất khó diễn tả.

Thuỷ Lê

Ngọt béo đậm đà bánh tằm bì miền Tây

Sợi bánh màu trắng đục, bì giòn mềm, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất hòa quyện vào nhau làm cho món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn.
Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.

Món ăn này rất dễ làm, bạn cũng có thể tự chế biến ở nhà cho các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

Nguyên liệu:

- 400g bột gạo, 100g bột năng.

- 200g dừa nạo, nước mắm, đường, hành lá, muối, hạt nêm, xà lách, dưa leo, rau thơm.

- Làm nước cốt dừa: Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt dừa vào nồi nấu lửa thật nhỏ, trong khi nấu phải canh để nước dừa không sôi bùng lên, chỉ hơi lăn tăn là được. Tiếp đến hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) rồi cho vào với nước cốt dừa, nêm gia vị mặn ngọt là được.

- Làm nước mắm: Hòa tan nước mắm, nước dừa tươi cùng một ít đường, đun sôi, nếm thử thấy vừa ăn là được. Để nguội, cho tỏi ớt giã nhuyễn vào, vắt thêm tí chanh là hoàn tất.

Cách chế  biến:


- Trộn chung bột mì và bột năng, thêm 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa hạt nêm, cho nước sôi vào rồi nhồi đến khi bột dẻo, không dính tay là được.


- Chia bột thành những viên tròn nhỏ, cán mỏng, thái thành sợi vừa ăn. Sau đó vo tròn sợi bánh tằm. Đun nước sôi, cho bột vào luộc chín. Vớt ra xả lại với nước lạnh, để ráo nước, trộn với một ít dầu cho sợi bánh không dính vào nhau.

- Bì trộn thính mua loại làm sẵn. Thịt heo nạc rửa sạch, luộc chín rồi thái sợi.


- Các loại rau thái nhỏ xếp lên đĩa, cho bánh tằm, bì, thịt nạc lên. Khi ăn, rưới nước cốt dừa, nước mắm lên, trộn đều lên và thưởng thức.

Khánh Hòa

21 thg 11, 2014

Nấu vịt om sấu hà nội ngon nhất

Vịt om sấu là một trong những món ngon và bổ dưỡng của miền bắc. chiasemonngon3mien.blogspot.com/ sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu vịt om sấu hà nội ngon nhất.

1. Nguyên liệu:
- 15 quả sấu xanh (lượng cho sấu vào bao nhiêu phụ thuộc vào bạn thích độ chua nhiều hay ít)
- Một chút nấm hương, bột đao
- Một ít rau mùi ta, hành, tỏi, xả, rau ngổ (nếu bạn ăn được)
- Rau rút: 2 mớ (không bắt buộc, có thể thay bằng loại rau khác).
- Khoai sọ: 200gr (không bắt buộc).
- Nước 1 quả dừa xiêm (tùy sở thích có thể không cần dừa xiêm trong nguyên liệu, khuyến khích dùng dừa xiêm để tăng vị ngon cho món vịt om sấu. )
- Gia vị: chanh, muối, đường, gừng, hành củ, hành lá, xả, tỏi, giềng (riêng riềng không bắt buộc, nếu thích thì có thể thêm). Sa tế, hạt tiêu
2. Cách làm
- Nấm hương rửa sạch (chú ý rửa kỹ để tận dụng lại nước ngâm nấm), sau đó ngâm với nước ấm. Khi nấm đã mềm, vớt nhẹ ra rổ, rửa kỹ với nước lạnh. Nước ngâm nấm chắt lấy 2/3 bỏ lại 1/3 là nước cặn.
vit om sau 5 Cách nấu vịt om sấu hà nội ngon nhất
- Rau rút nhặt sạch bấc, hành lá, xả, gừng, tỏi, hành củ, khoai sọ…bỏ vỏ, lá già, sau đó đem rửa sạch sẽ các loại rau, gia vị trên. (Đó là nếu bạn cho rau rút vào vịt om sấu)
- Vịt mua về các bạn bóp với muối, rửa lại cho sạch, sau đó cắt ½ quả chanh xát lại phần da của vịt cho hết sạch mùi, dùng kéo hoặc dao chặt vịt thành từng miếng nhỏ như bao diêm.
- Ướp thịt vịt với sa tế, hạt tiêu, bột nêm, bột ngọt, một chút đường trắng. 1 thìa café muối, ½ thìa café đường, ướp trong khoảng 20-30 phút cho vịt ngấm gia vị.
- Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch,
- Hành, tỏi, sả xắt lát mỏng.
- Sau khi ướp thịt vịt, đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
- Vịt ướp đủ thời gian, đem xào cho chín sơ.
- Đổ phần nước ngâm nấm và nước dừa vào, sao cho lượng nước tương đương với lượng thịt, cho sấu xanh vào.
- Đun sôi 5 phút vặn nhỏ lửa, đun tới khi thịt chín mềm cho nấm hương vào, bật lửa to đun sôi lại, sau đó dầm sấu, nêm nếm vừa ăn là được.
vit om sau1 Cách nấu vịt om sấu hà nội ngon nhất
- Đun cho đến khi khoai sọ bở thì thêm rau rút vào.
- Nấu trong khoảng 30 phút hoặc đến khi thử thấy vịt bắt đầu mềm thì thêm khoai sọ, tiếp tục đun cho đến khi khoai sọ bở thì thêm rau rút vào, nêm nếm lại vừa miệng thì tắt bếp. (nếu bạn muốn thêm khoai sọ vào trong món ăn).
Món thịt vịt om sấu này có mùi thơm của nấm hương, vị ngọt của thịt và vị chua thanh thanh của sấu xanh. Khi bày ra bát, rắc thêm chút tiêu bột và rau mùi lên trên, ăn với cơm trắng, bún hoặc bánh mỳ đều ngon.
Với miếng thịt vịt béo ngậy, ăn mềm mà không ngán, nên món vịt om sấu hà nội được xem là món đặc trưng trong mùa sấu.

Chúc các bạn ngon miệng.

Lạ miệng thịt heo nấu ráo

Nấu ráo là cách chế biến dân dã của người dân vùng cao miền Trung. Đặc trưng của món ăn là phần thịt giòn thơm vừa chín tới, sần sật với lớp da dày, thơm lừng mùi sả, tiêu.

Ngoài những món hấp, luộc, nướng, xào... thông thường, nấu ráo là cách chế biến khá đơn giản và được nhiều bà con vùng cao miền Trung ưa chuộng. Với cách nấu này, miếng thịt giòn thơm vừa chín tới, ướp trong hương gia vị đậm đà của sả, tiêu rất hấp dẫn và không gây ngán.

Thịt heo nấu ráo là cách chế biến quen thuộc của người dân vùng cao miền Trung, thường được nấu trong nồi đất để giữ hương vị thơm ngon. Ảnh: N.D.

Nấu ráo đơn giản, nhưng để có được món ngon, người chế biến phải thật khéo léo. Nguyên liệu "chuẩn" nhất cho món ngon này là thịt heo rừng, hoặc thịt heo mọi ít mỡ, săn chắc, ngọt và thơm. Thịt heo rửa sạch, thái miếng dày chừng 1 cm xếp vào nồi, ướp vào ít dầu ăn, nước mắm, bột ngọt. Sả băm nhuyễn, ớt rừng xanh đập dập, nếu có thêm vài chùm tiêu xanh giã dập thì càng tuyệt. Tất cả trộn đều, ướp khoảng nửa giờ cho thấm. Thịt nấu ráo chủ yếu chín bằng hơi, vì vậy thường được nấu trong nồi đất để giữ hơi nóng.

Trước khi bắc nồi thịt lên bếp, đừng quên cho lên trên mặt thịt ít sả cây đập dập để tăng thêm mùi thơm. Đậy vung kín và nấu từ từ với lửa nhỏ. Thịt được nấu chín bằng hơi, trong quá trình nấu không nên mở vung nhiều lần. Lám như vậy nồi thịt sẽ không giữ được mùi thơm như ý.

Nồi thịt vừa chín tới, mở nắp vung ra, mùi thơm hấp dẫn đã dậy lên. Miếng thịt săn, ngọt đậm, thơm cay nồng nàn với phần da dày, giòn sựt thật kích thích khẩu vị. Ăn thịt heo nấu ráo không thể thiếu chén muối ớt xanh giã thật nhuyễn, vắt thêm vài giọt chanh, nếu có thêm đĩa rau cải cay quấn cùng thì càng hợp vị.

Như Diệu

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | JCpenney Printable Coupons